Xin giấy phép xả thải ở Bình Dương

XIN GIẤY PHÉP XẢ THẢI Ở BÌNH DƯƠNG

Giấy phép xả thải là gì? Đối tượng nào phải xin giấy phép xả thải? Các bước lập hồ sơ như thế nào? Hồ sơ bao gồm những gì?… Nếu như quý Doanh nghiệp đang có một vài những câu hỏi như vậy thì hãy nán lại nơi đây và đọc ngay bài viết này xem sao.

Môi trường Lâm Viên xin được chia sẻ với quý Doanh nghiệp ngay sau đây.

Giấy phép xả thải là gì

Giấy phép xả thải là một loại giấy phép tài nguyên nước do cơ quan nhà nước cấp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ sở nuôi trồng thuỷ sản….

Trong đó, quá trình phân tích, đánh giá, ảnh hưởng nước thải đến môi trường tiếp nhận nước thải. Để từ đó đề ra các phương pháp quản lý; giải pháp công nghệ nhằm đảm bảo nước thải trước khi xả thải phải đạt quy chuẩn Môi trường.

Đối tượng cần xin giấy phép xả thải vào nguồn nước

  • Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (gọi chung là cơ sở)

Các cơ sở xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng từ 5 m3/ngày.đêm trở lên;

Trong nước thải của các cơ sở có chứa hoá chất độc hại, chất phóng xạ.

Nếu cơ sở không xả nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả thải; Không có thoả thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung.

  • Đối với các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản

Nếu cơ sở xả nước thải vượt quá 10.000 m3/ngày.đêm.

Cơ sở nuôi trồng thuỷ sản không phải trên biển, sông suối, hồ chứa.

Hồ sơ xin cấp giấy phép xả thải bao gồm

– Đơn đề nghị cấp giấy phép;

– Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa xả nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước;

– Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

– Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải

– Trường hợp chưa có công trình xả nước thải vào nguồn nước. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Các bước lập hồ sơ

Khảo sát thực địa về công trình, thu thập dữ liệu cần thiết cho việc lập đề án/báo cáo.

– Tiến hành đo đạc, lấy mẫu, xác vị trí các điểm (trước và sau hệ thống xử lý nước thải; nước mặt xả vào sông, vào suối của nguồn thải).

– Phân tích, đánh giá, nghiên cứu tính chất nguồn nước tại cơ sở.

– Mô tả hệ thống công trình xử lý xả nước thải vào nguồn nước.

– Phân tích, đánh giá tác động của hiện trạng xả nước; đề xuất các phương pháp giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm nguồn tiếp nhận do xả nước thải.

– Lập các sơ đồ khảo sát, lấy mẫu.

– Tổng hợp số liệu, hoàn thành báo cáo, đề án.

– Nộp báo cáo/đề án cho cơ quan nhà nước theo quy định.

Thời hạn của giấy phép

Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm.

Ngoài những vấn đề đã nêu trên đây, nếu quý doanh nghiệp còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy “gọi Lâm Viên ngay đi”. Chúng tôi miễn phí tư vấn, giải đáp tận tình.

Công ty TNHH Công nghệ và Môi trường Lâm Viên

địa chỉ: 490/12/4 Hà Huy Giáp, P. Thạnh Lộc, Q. 12, TP. HCM

Hotline: 0932114583

 

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

Công Ty TNHH Công Nghệ & Môi Trường Lâm Viên

Địa chỉ: 40/4/6 thạnh xuân 40, phường Thạnh Xuân, quận 12, TP. HCM

E-Mail: moitruonglamvien@gmail.com

Điện thoại: 0932 114 583 | 0911 236 545