Hotline tư vấn

0932 114 583

Hotline Kỹ thuật

0911 236 545

TRÁM GIẾNG TẠI BÌNH DƯƠNG

Ngày 29/12/2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) ban hành Thông tư số 72/2017/TT-BTNMT quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng. Thông tư này thay thế Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Bộ TNMT.

Thông tư gồm 03 chương, 14 Điều, bao gồm:

Chương I: Quy định chung;

Chương II: Quy định cụ thể về: Xử lý, trám lấp giếng khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp không phải xin phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước; Xử lý, trám lấp giếng khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp phải xin phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; Xử lý, trám lấp giếng khoan thăm dò nước dưới đất; Xử lý, trám lấp giếng khoan quan trắc nước dưới đất, giếng khoan thuộc các dự án nghiên cứu, điều tra, đánh giá nước dưới đất, giếng tháo khô mỏ và hố móng, giếng khoan thuộc các dự án nghiên cứu, điều tra, tìm kiếm, thăm dò địa chất và khoáng sản, khảo sát địa chất công trình; Xử lý, trám lấp giếng khoan bị sự cố.

Chương III: Tổ chức thực hiện và Điều khoản thi hành.

Thông tư số 72/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về xử lý, trám lấp các loại giếng khoan, lỗ khoan, giếng đào sau khi sử dụng xong hoặc bị hỏng (sau đây gọi tắt là giếng không sử dụng) trong hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất, khoan khảo sát địa chất công trình, thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ, nghiên cứu, điều tra, đánh giá nước dưới đất, và các hoạt động khoan, đào khác. Tuy nhiên, việc xử lý, trám lấp các loại giếng khoan tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và các giếng khoan địa nhiệt không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có liên quan đến việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng.

Trong quá trình thực hiện việc trám lấp các giếng khoan, các tổ chức, cá nhân phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Phải bảo đảm thực hiện kịp thời, ngăn chặn nước, chất bẩn từ trên mặt đất xâm nhập vào các tầng chứa nước và sự lưu thông giữa các tầng, lớp chứa nước khác nhau qua giếng.
  • Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất.

Điểm mới ở Thông tư lần này so với Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Bộ TNMT là việc phân loại chi tiết các loại giếng không sử dụng để xử lý, trám lấp, cụ thể như sau:

  • Đối với các giếng khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp không phải xin phép khai thác, sử dụng nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, bao gồm các giếng không sử dụng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Giếng có thể tiếp tục khai thác, nhưng chủ giếng không có nhu cầu tiếp tục khai thác, sử dụng nước và không có kế hoạch để sử dụng cho các mục đích khác;
  • Giếng không sử dụng nằm trong phạm vi bị thu hồi đất, giải phóng mặt bằng mà tổ chức, cá nhân nhận bàn giao mặt bằng không sử dụng;
  • Giếng bị hỏng không khắc phục được; giếng không thể tiếp tục khai thác do bị ô nhiễm, chất lượng nước không đáp ứng yêu cầu cho mục đích sử dụng hoặc do các nguyên nhân khác;

Giếng mà chủ giếng vi phạm pháp luật về tài nguyên nước, đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp buộc phải trám lấp giếng theo quy định của pháp luật.

Đối với các giếng khai thác nước dưới đất của công trình khai thác thuộc trường hợp phải xin phép khai thác, sử dụng nước (sau đây gọi tắt là giấy phép) theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, bao gồm các giếng không sử dụng thuộc một trong các trường hợp sau:

Giếng thuộc công trình khai thác nước dưới đất đã có giấy phép, nhưng chủ giấy phép trả lại giấy phép hoặc điều chỉnh giấy phép, trong đó có việc điều chỉnh giếng khai thác hoặc giếng quan trắc hoặc giấy phép bị thu hồi vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và đã được Nhà nước bồi thường, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật;

Đối với trường hợp quy định tại Điểm này thì việc xử lý, trám lấp giếng được thực hiện sau khi đã hoàn thành việc trả lại, thu hồi hoặc điều chỉnh giấy phép theo quy định của pháp luật.

Giếng thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thuộc công trình khai thác nước dưới đất phải xin phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước mà không có giấy phép và bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp buộc phải trám lấp giếng theo quy định của pháp luật;

Giếng thuộc công trình khai thác nước dưới đất phải xin phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước mà không đủ điều kiện để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, gia hạn giấy phép và có yêu cầu phải trám lấp giếng theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

Đối với các giếng không sử dụng không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, bao gồm:

Giếng khoan thăm dò nước dưới đất mà chủ giấy phép xác định đã hoàn thành nhiệm vụ và không sử dụng để khai thác hoặc quan trắc;

Giếng khoan quan trắc nước dưới đất của mạng lưới quan trắc tài nguyên nước mà đơn vị quản lý, vận hành xác định đã bị hỏng, không thể khắc phục hoặc phải thay đổi vị trí hoặc vì các lý do khác mà không thể tiếp tục quan trắc;

Giếng khoan thuộc các dự án nghiên cứu, điều tra, đánh giá nước dưới đất mà đơn vị thực hiện dự án xác định đã sử dụng xong và không có nhu cầu, kế hoạch sử dụng cho các mục đích khác;

Giếng sử dụng để tháo khô mỏ, hố móng, giếng khoan thuộc các dự án nghiên cứu, điều tra, tìm kiếm, thăm dò địa chất và khoáng sản.

Giếng khoan khảo sát địa chất công trình (trừ giếng khoan thuộc phạm vi hố móng và được thi công ngay sau đó) mà chủ giếng xác định đã sử dụng xong và không có nhu cầu, kế hoạch sử dụng cho các mục đích khác hoặc bị hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng;

Giếng tồn tại trên thực tế nhưng không sử dụng và không xác định được chủ giếng;

Giếng khoan gây ra sự cố sụt, lún đất, làm ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng nước dưới đất hoặc gây sự cố bất thường khác ảnh hưởng đến công trình xây dựng và đời sống của cộng đồng dân cư trong khu vực lân cận;

Giếng khoan bị sự cố trong quá trình khoan và không thể khắc phục được hoặc giếng khoan chưa hoàn thành nhưng buộc phải thay đổi vị trí khoan.

Các yêu cầu kỹ thuật thi công trám lấp giếng khoan, lỗ khoan không sử dụng được quy định cụ thể như sau:

Việc thi công trám lấp giếng khoan nước dưới đất quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này phải bảo đảm các yêu cầu sau:

Lấp đầy hỗn hợp vữa xi măng vào trong giếng khoan, trường hợp không thể lấp đầy giếng thì phải có biện pháp bịt kín miệng giếng; xung quanh miệng giếng phải đổ bê tông với kích thước không nhỏ hơn 0,3m tính từ miệng giếng khoan;

Khuyến khích thực hiện thi công trám lấp giếng theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

Việc thi công trám lấp giếng khoan, lỗ khoan không sử dụng quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Thông tư này phải bảo đảm các yêu cầu sau:

Vật liệu trám lấp phải có tính thấm nước kém hoặc không thấm nước, gồm hỗn hợp vữa hoặc vật liệu dạng viên như sau:

Hỗn hợp vữa, gồm: vữa xi măng; vữa xi măng trộn với sét tự nhiên hoặc bentonit; vữa bentonit, sét tự nhiên; vữa được trộn bằng các vật liệu khác có tính chất đông kết, trương nở tương đương với sét tự nhiên;

Vật liệu dạng viên, gồm: sét tự nhiên dạng viên; vật liệu dạng viên khác có tính chất thấm nước, trương nở tương đương với sét tự nhiên. Vật liệu dạng viên phải bảo đảm có dạng hình cầu và kích thước không lớn hơn 0,25 lần đường kính nhỏ nhất của giếng khoan hoặc đường kính trong của đoạn ống nhỏ nhất.

Giếng khoan của các doanh nghiệp bị hư hỏng phải thực hiện phương án trám lấp theo quy định

Chuẩn bị trám lấp giếng:

Căn cứ điều kiện cụ thể từng giếng khoan, lựa chọn vật liệu trám lấp và biện pháp thi công, công nghệ, thiết bị trám lấp phù hợp;

Kiểm tra, đánh giá hiện trạng của giếng khoan; đo chiều sâu, đường kính, xác định đường kính nhỏ nhất và đánh giá mức độ thông thoáng của giếng khoan;

Kiểm tra, đánh giá khả năng rút, nhổ cột ống giếng. Trường hợp rút, nhổ được cột ống giếng thì chuẩn bị thiết bị, dụng cụ phù hợp để bảo đảm việc trám lấp được thực hiện đồng thời với quá trình rút, nhổ cột ống giếng;

Chuẩn bị các điều kiện để bảo đảm quá trình trám lấp giếng được thực hiện liên tục, không gián đoạn.

Thi công trám lấp giếng:

Việc thi công trám lấp phải bảo đảm giếng khoan được lấp đầy bằng các vật liệu trám lấp ở trạng thái đông kết; thực hiện trám lấp theo từng đoạn, từ dưới lên trên, bắt đầu từ đáy giếng; ít nhất 10m trên cùng của giếng phải được trám lấp bằng hỗn hợp vữa; miệng giếng phải được đổ bê tông với kích thước không nhỏ hơn 0,3m kể từ miệng giếng khoan;

Trường hợp sử dụng hỗn hợp vữa dạng lỏng phải bảo đảm vữa được dẫn qua ống tới độ sâu của từng đoạn trám lấp bằng dụng cụ, thiết bị phù hợp, không đổ vữa trực tiếp qua miệng giếng; chiều dài mỗi đoạn trám lấp tuỳ thuộc điều kiện của từng giếng khoan và khả năng thực tế của thiết bị trám lấp;

Trường hợp sử dụng vật liệu dạng viên phải bảo đảm không tạo thành “nút” ở trong giếng; vật liệu được đổ từ từ, khối lượng phù hợp với thể tích của từng đoạn; kết thúc mỗi đoạn trám lấp phải đầm, nén vật liệu bằng dụng cụ, thiết bị phù hợp; chiều dài mỗi đoạn trám lấp không quá 10m;

Trường hợp rút, nhổ được cột ống giếng, thì phải rút, nhổ cột ống đó trong quá trình trám lấp. Việc rút, nhổ cột ống phải thực hiện theo từng đoạn, phù hợp với chiều dài mỗi đoạn trám lấp, chân của cột ống giếng luôn nằm trong lớp vật liệu trám lấp và bảo đảm đất đá không sập lở vào giếng trước khi vật liệu lấp đầy đoạn giếng khoan.

Các yêu cầu kỹ thuật thi công trám lấp giếng đào

Vật liệu sử dụng gồm vật liệu đất, sét tự nhiên có tính cách nước tốt hơn hoặc tương đương với các lớp đất đá xung quanh giếng đào.

Việc thi công trám lấp giếng phải thực hiện theo từng đoạn; vật liệu được đổ theo từng lớp và phải được đầm, nện; tối thiểu 1m trên cùng của giếng phải được trám lấp bằng sét tự nhiên hoặc vật liệu khác có tính chất tương đương.

Sau khi được phân loại chi tiết các loại hình giếng khoan, giếng đào và các yêu cầu kỹ thuật thuộc từng trường phải xử lý, trám lấp. Thông tư cũng có quy định việc xử lý từng trường hợp tại chương III như sau:

Xử lý, trám lấp giếng khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp không phải xin phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước (Điều 5). Các giếng khoan thuộc quy định tại điều này được tiến hành như sau: Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc thi công trám lấp giếng không sử dụng các tổ chức, cá nhân phải thực hiện báo cáo về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt giếng để theo dõi, tổng hợp.

Xử lý, trám lấp giếng khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp phải xin phép khai thác, sử dụng nước dưới đất (Điều 6); Cụ thể là các tổ chức, cá nhân có giếng khoan thuộc trường hợp này phải thực hiện phương án trám lấp giếng và thực hiện theo trình tự gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh để được phê duyệt, giám sát trám lấp theo quy định;

Xử lý, trám lấp giếng khoan thăm dò nước dưới đất (Điều 7);

Xử lý, trám lấp giếng khoan quan trắc nước dưới đất, giếng khoan thuộc các dự án nghiên cứu, điều tra, đánh giá nước dưới đất, giếng tháo khô mỏ và hố móng, giếng khoan thuộc các dự án nghiên cứu, điều tra, tìm kiếm, thăm dò địa chất và khoáng sản, khảo sát địa chất công trình (Điều 8);

Xử lý, trám lấp giếng khoan bị sự cố (Điều 9);

Trường hợp giếng khoan gặp sự cố, chủ giếng phải thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi đặt công trình giếng khoan để có phương án, hướng dẫn phương án xử lý kịp thời theo quy định cho từng trường hợp cụ thể;

Mẫu Phương án trám giếng vui lòng tham khảo tại đây

Quý khách hãy để lại thông tin vào mail: moitruonglamvien@gmail.com

hoặc tại 0932 114 583 chúng tôi sẽ tư vấn và chào giá tốt nhất hiện nay.

Thông tin liên hệ:

Công Ty TNHH Công Nghệ Và Môi Trường Lâm Viên

490/12/4 Hà Huy Giáp, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP. HCM

Web: moitruonglamvien.com.vn  –   ĐT/Zalo: 0932 114 568 

Bài Viết tham khảo:

  • Giấy phép xả thải tại Bình Dương.
  • Thủ tục đấu nối nước thải vào cống thoát nước.
  • Lập báo cáo tình hình khai thác nước ngầm định kỳ hằng năm.

 

Các bài viết khác

Email