HỒ SƠ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp, để đảm bảo chất lượng môi trường làm việc của công nhân viên trong môi trường tốt. Từ đó đem lại những sản phẩm tốt nhất cho doanh nghiệp. Để đánh giá và kiểm tra môi trường làm việc của công nhân viên thì hàng năm các doanh nghiệp tiến hành lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động và quan trắc môi trường lao động theo quy định. Sau đây là một số nội dung liên quan đến hồ sơ vệ sinh môi trường lao động, Chúng tôi-Môi trường Lâm Viên hy vọng giúp quý doanh nghiệp được rõ hơn:
-
Mục đích thực hiện:
Hồ sơ vệ sinh lao động là căn cứ để người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động từ đó kiểm soát được các yếu tố nguy hiểm, cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
-
Thông tư mới nhất quy định Nội dung quản lý vệ sinh lao động tại cơ sở lao động bao gồm:
Lập và cập nhật hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động;( Theo nghị định Số: 39/2016/NĐ-CP ban hành ngày 15/5/2016)
Quan trắc môi trường lao động;( Nghị định Số: 44/2016/NĐ-CP ban hành ngày 15/5/2016)
Báo cáo y tế lao động. (Thông tư Số: 19/2016/TT-BYT ban hành ngày 30/06/2016)
-
Tần suất lập và nộp báo cáo:
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động và tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong phạm vi quản lý định kỳ 1 năm/lần.
*Ghi chú:
Việc đo, kiểm tra môi trường lao động phải được thực hiện bởi đơn vị có đủ điều kiện và chứng nhận phù hợp. (Theo danh sách Bộ Y Tế công bố tại đây)
4. Kết quả đo kiểm tra môi trường lao động được lập và được lưu giữ như sau:
– 01 bộ lưu tại cơ sở lao động.
– 01 bộ lưu tại đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động cho cơ sở lao động quy định tại khoản này.
– 01 bộ lưu tại đơn vị quản lý về sức khỏe người lao động (Trung tâm y tế dự phòng ) và môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở lao động đặt trụ sở và tại đơn vị quản lý y tế. Bộ, ngành đối với trường hợp cơ sở lao động thuộc quyền quản lý của Bộ, ngành.
5.Quy trình thực hiện hồ sơ vệ sinh an toàn lao động
– Khảo sát tình hình hoạt động, quy mô sản xuất và tình trạng môi trường tại cơ sở.
– Thống kê nguyên liệu, máy móc, hóa chất và mô tả quy trình công nghệ sản xuất, các công trình xử lý chất thải tại cơ sở
– Đánh giá chất lượng vệ sinh môi trường xung quanh khu dự án.
-Mô tả các công trình phúc lợi cho người lao động. (Cơ sở làm việc của y tế, thuốc, phương tiện,vật dụng phục vụ cấp cứu tại chỗ, phương án tổ chức cấp cứu tại chỗ…)
– Thống kê các công trình xử lý, Thiết bị đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.
– Tổng hợp các yếu tố có hại tại cơ sở lao động cần quan trắc.
– Lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động tạị cơ sở
-Dựa vào hồ sơ vệ sinh môi trường lao động tại cơ sở tiến hành quan trắc môi trường lao động định kỳ bằng cách Đo đạc, phân tích các chỉ tiêu khí thải, vi khí hậu, yếu tố vật lý có ảnh hưởng đến môi trường làm việc của người lao động.
– Trình nộp báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động lên Sở y tế và Báo cáo y tế lao động lên cơ quan quản lý. (Trung tâm y tế dự phòng tại địa bàn)
————————————————————————————————-
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi: