Hotline tư vấn

0932 114 583

Hotline Kỹ thuật

0911 236 545

Trám lấp giếng đúng kỹ thuật

Thủ tục trám lấp giếng khoan

Trám giếng tại Bình Dương giá rẻ

THẾ NÀO LÀ TRÁM LẤP GIẾNG ĐÚNG KỸ THUẬT

Yêu cầu kỹ thuật thi công trám lấp giếng đúng kỹ thuật được quy định tại Điều 10 Thông tư 72/2017/TT-BTNMT  – quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 29/12/2017.

1. Việc thi công trám lấp giếng khoan quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Lấp đầy hỗn hợp vữa xi măng vào trong giếng khoan. Trường hợp không thể lấp đầy giếng thì phải có biện pháp bịt kín miệng giếng. Xung quanh miệng giếng phải đổ bê tông với kích thước không nhỏ hơn 0,3m tính từ miệng giếng khoan.

b) Khuyến khích thực hiện thi công trám lấp giếng theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Thi công trám lấp giếng khoan quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Thông tư này phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Vật liệu trám lấp phải có tính thấm nước kém hoặc không thấm nước. Bao gồm hỗn hợp vữa hoặc vật liệu dạng viên như sau:

Hỗn hợp vữa, gồm: vữa xi măng; xi măng trộn với sét tự nhiên hoặc bentonit; vữa bentonit, sét tự nhiên; hỗn hợp vữa được trộn bằng vật liệu khác. Các vật liệu này có tính chất đông kết, trương nở tương đương với sét tự nhiên;

Vật liệu dạng viên, gồm: sét tự nhiên dạng viên; dạng viên khác có tính chất thấm nước, trương nở tương đương với sét tự nhiên. Vật liệu dạng viên phải bảo đảm có dạng hình cầu và kích thước không lớn hơn 0,25 lần đường kính nhỏ nhất của giếng khoan hoặc đường kính trong của đoạn ống nhỏ nhất.

b) Chuẩn bị trám lấp giếng:

Căn cứ điều kiện cụ thể từng giếng khoan, lựa chọn vật liệu trám lấp và biện pháp thi công, công nghệ, thiết bị trám lấp phù hợp;

Kiểm tra, đánh giá hiện trạng của giếng khoan; đo chiều sâu, đường kính, xác định đường kính nhỏ nhất và đánh giá mức độ thông thoáng của giếng khoan; 

Khả năng rút, nhổ cột ống giếng. Trường hợp rút, nhổ được cột ống giếng thì chuẩn bị thiết bị, dụng cụ phù hợp để bảo đảm việc trám lấp được thực hiện đồng thời với quá trình rút, nhổ cột ống giếng;

Chuẩn bị các điều kiện, bảo đảm quá trình trám lấp giếng được thực hiện liên tục, không gián đoạn.

c) Thi công trám lấp giếng:

Việc trám lấp phải bảo đảm giếng khoan được lấp đầy bằng các vật liệu ở trạng thái đông kết; thực hiện trám lấp theo từng đoạn, từ dưới lên trên, bắt đầu từ đáy giếng; ít nhất 10m trên cùng của giếng phải được trám lấp bằng hỗn hợp vữa; miệng giếng phải được đổ bê tông với kích thước không nhỏ hơn 0,3m kể từ miệng giếng khoan;

Đảm bảo các yêu cầu sau đây đối với từng trường hợp sau đây:

  • Hỗn hợp vữa dạng lỏng: phải bảo đảm vữa được dẫn qua ống tới độ sâu của từng đoạn trám lấp bằng dụng cụ, thiết bị phù hợp, không đổ vữa trực tiếp qua miệng giếng; chiều dài mỗi đoạn trám lấp tuỳ thuộc điều kiện của từng giếng khoan và khả năng thực tế của thiết bị trám lấp;
  • Vật liệu dạng viên: phải bảo đảm không tạo thành “nút” ở trong giếng; được đổ từ từ, khối lượng phù hợp với thể tích của từng đoạn; kết thúc mỗi đoạn trám lấp phải đầm, nén vật liệu bằng dụng cụ, thiết bị phù hợp; chiều dài mỗi đoạn trám lấp không quá 10m.
  • Trường hợp rút, nhổ được cột ống giếng, thì phải rút, nhổ cột ống đó trong quá trình trám lấp. Việc rút, nhổ cột ống phải thực hiện theo từng đoạn, phù hợp với chiều dài mỗi đoạn trám lấp, chân của cột ống giếng luôn nằm trong lớp vật liệu trám lấp và bảo đảm đất đá không sập lở vào giếng trước khi vật liệu lấp đầy đoạn giếng khoan.

Mọi thắc mắc, quý khách vui lòng liên hệ Công ty Môi trường Lâm Viên để được tư vấn miễn phí.

Các bài viết khác

Email