Hotline tư vấn

0932 114 583

Hotline Kỹ thuật

0911 236 545

Công ty TNHH CÔNG NGHỆ và MÔI TRƯỜNG LÂM VIÊN chuyên tư vấn về môi trường chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng 24/7. Hãy gọi ngay cho chúng tôi  0911 236 545 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí!
Ngành chế biến thủy sản hiện nay phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Với sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu quả cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho trên 4 triệu lao động, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư khắp các vùng nông thôn, ven biển, đồng bằng, trung du, miền núi…, đồng thời góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng trên vùng biển đảo của Tổ quốc.
Song song với sự phát triển của ngành chế biến thủy sản thì ảnh hưởng của nó đến môi trường cũng là vấn đề cần phải quan tâm. Từ các khâu chế biến thực phẩm tươi sống, đóng gói,…phát sinh các vấn đề ô nhiễm môi trường nước, không khí, chất thải rắn,… vì vậy đề án bảo vệ môi trường chi tiết cơ sở chế biến thủy sản là điều cần thiết để ngành này có thể phát triển bền vững.

  1. Đối tượng lập đề án:

– Cơ sở chế biến thủy sản đã đi vào hoạt động, vận hành chính thức nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.
– Căn cứ theo quy định của Nghị định 18/2015/NĐ – CP, cơ sở chế biến thủy sản có công suất trên 100 tấn sản phẩm/năm phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

  1. Hồ sơ cần thiết:

–    Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tư.
–    Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất.
–    Sơ đồ vị trí dự án.
–    Bản vẽ mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải.
–    Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường (nếu có).
–    Các hồ sơ môi trường hiện có: Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, hợp đồng thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, chất thải nguy hại.
Trong một số trường hợp cụ thể, hồ sơ có thể tăng hoặc giảm một số loại.

 

 

  1. Quy trình thực hiện:
  • Bước 1: Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án như: khảo sát thu thập số liệu về quy mô dự án, khảo sát điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội liên quan đến dự án.
  • Bước 2: Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
  • Bước 3: Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
  • Bước 4: Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.
  • Bước 5: Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án. Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
  • Bước 6 : Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án chi tiết.
  • Bước 7: Trình Sở Tài Nguyên và Môi Trường hoặc Ban Quản Lý Khu Công nghiệp nơi xây dựng dự án thẩm định và quyết định phê duyệt.
  1. Căn cứ pháp lý:

–    Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014.
–     Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (khoản 2, Điều 22).
–    Thông tư 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 05 năm 2015 quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

  1. Cơ quan tiếp nhận, thẩm định:

Căn cứ vào điều 6 thông tư 26/2015/TT – BTNMT quy định, tùy theo quy mô và vị trí dự án, cơ quan tiếp nhận, thẩm định là một trong các cơ quan sau:
–    Bộ Tài nguyên và Môi trường
–    Sở Tài nguyên và Môi trường
–    Ban quản lý khu công nghiệp
–    Các bộ khác.

 

 

Để được tư vấn miễn phí liên hệ ngay: 

Công ty TNHH CÔNG NGHỆ và MÔI TRƯỜNG LÂM VIÊN

HOTLINE: 0932.114.583

Địa chỉ: 490/12/4 Đường Hà Huy Giáp, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: moitruonglamvien@gmail.com

Website:  moitruonglamvien.com

 

 

Các bài viết khác

Email