Hotline tư vấn

0932 114 583

Hotline Kỹ thuật

0911 236 545

Công ty TNHH CÔNG NGHỆ và MÔI TRƯỜNG LÂM VIÊN chuyên tư vấn về môi trường chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng 24/7. Hãy gọi ngay cho chúng tôi  để được hỗ trợ tư vấn miễn phí!

Ngành sản xuất may mặc Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hòa, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

 

Cùng với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay thì vấn đề ô nhiễm trường là vấn đề cần phải được quan tâm. Với nhu cầu ngày càng tăng về may mặc thì kéo theo đó là sự phát thải các chất ô nhiễm từ quá trình sản xuất (ô nhiễm nước, không khí, chất thải rắn,…) ra ngoài môi trường ngày càng nhiều. Chính vì vậy mà cần phải lập đề án bảo vệ môi trường cho nhà máy may mặc
Lập đề án bảo vệ môi trường là để theo dõi diễn biến của môi trường xung quanh khu vực dự án. Đồng thời, đánh giá được mức độ tác động của nguồn ô nhiễm đối với môi trường giúp cho mỗi doanh nghiệp ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm. Từ đó, Doanh nghiệp có thể xây dựng được các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý môi trường thích hợp.

  1. Đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường

Theo Nghị đinh 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định:

– Cơ sở sản xuất gia công may mặc đã đi vào hoạt động, vận hành chính thức trước ngày 01-04-2015 nhưng không có giấy xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường và giấy xác nhận đăng ký kế hoạch BVMT.

– Cơ sở sản xuất gia công may mặc có công suất dưới 2.000.000 sản phẩm/năm (nếu không có công đoạn giặt tẩy)

– Cơ sở sản xuất gia công may mặc có công suất dưới 50.000 sản phẩm/năm (nếu có công đoạn giặt tẩy)

  1. Hồ sơ, giấy tờ cần thiết để lập đề án bảo vệ môi trường:

– Giấy đăng ký kinh doanh (Giấy phép đầu tư)

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Hợp đồng thuê đất)

– Sơ đồ vị trí dự án.

– Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường (nếu có).

– Bản vẽ mặt bằng tổng thể; thoát nước mưai, hợp đồng thu gom xử lý CTR sinh hoạt, công nghiệp., nước thải.

– Hồ sơ môi trường hiện có: Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại.

  1. Quy trình thực hiện:

Bước 1: Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án như: khảo sát thu thập số liệu về quy mô dự án, khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội nhà máy may mặc

Bước 2: Xác định các nguồn gây ô nhiễm của cơ sở sản xuất như: nước thải, khí thải, chất thải rắn; xác định các loại chất thải phát sinh trong hoạt động của nhà máy may mặc

Bước 3: Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên & môi trường.

Bước 4: Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.

Bước 5: Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án. Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.

Bước 6: Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi trường cho nhà máy may mặc

Bước 7: Trình Phòng Tài Nguyên và Môi Trường hoặc Ban Quản Lý Khu Công nghiệp thẩm định và quyết định phê duyệt.

  1.  Căn cứ pháp lý

– Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014.

– (Khoản 2, Điều 22). Nghị định 18/2015/NĐ-CP

– Thông tư 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/05/2015

  1. Cơ quan tiếp nhận, thẩm định đề án bảo vệ môi trường:

Điều 12 Thông tư 26/2015/TT-BTNMT quy định, tùy theo quy mô và vị trí dự án, cơ quan tiếp nhận, thẩm định đề án BVMT đơn giản là:

– Ban quản lý khu công nghiệp

– Sở Tài nguyên & Môi trường

– Phòng Tài nguyên & Môi trường

 

Để được tư vấn miễn phí liên hệ ngay: 

Công ty TNHH CÔNG NGHỆ và MÔI TRƯỜNG LÂM VIÊN

HOTLINE: 0932.114.583

Địa chỉ: 490/12/4 Đường Hà Huy Giáp, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: moitruonglamvien@gmail.com

Website:  moitruonglamvien.com

 

 

Các bài viết khác

Email