Giấy Phép Xả Thải Là Gì? Khi nào Doanh nghiệp cần xin Giấy phép xả thải?
Khi mà kinh tế – xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về sản xuất, kinh doanh cũng theo đó tăng cao. Hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh đều phát sinh chất thải, trong đó có phát sinh nước thải vào môi trường, gây ra tác động tới môi trường. Để bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về xả nước thải vào nguồn nước, hãy cùng Môi trường Lâm Viên tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là gì?
Giấy phép xả thải là một loại giấy phép tài nguyên nước do cơ quan nhà nước cấp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ sở nuôi trồng thuỷ sản….
Có phát sinh nước thải nhằm đảm bảo nước thải trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận đạt quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong đó, quá trình phân tích, đánh giá, ảnh hưởng của nước thải đến nguồn tiếp nhận làm cơ sở để đưa ra các phương pháp quản lý, giải pháp công nghệ phù hợp và đảm bảo đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường.
2. Vì sao cần phải lập giấy phép xả nước thải vào nguồn nước?
– Nhằm đảm bảo nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận đạt quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Làm cơ sở để đề ra các phương pháp quản lý; giải pháp công nghệ phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường.
– Các hành vi vi phạm về xả nước thải vào nguồn nước; không có giấy phép xả thải sẽ bị xử phạt theo quy định tại điều 19 Mục 3 nghị định số 33/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
3. Đối tượng cần phải xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
Căn cứ khoản 3, khoản 5 điều 37 luật tài nguyên nước: Tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật này cấp giấy phép, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
4. Tổ chức, cá nhân xả nước thải với quy mô nhỏ; không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ không phải xin cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước
Căn cứ khoản 3 điều 16 nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật tài nguyên nước. Các trường hợp không phải xin giấy phép xả thải vào nguồn nước quy định tại Khoản 5 Điều 37 của Luật tài nguyên nước bao gồm:
- Nguồn nước sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm; không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó;
- Nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa.
5. Như vậy, các đối tượng phải lập giấy phép xả thải vào nguồn nước đó là:
– Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
+ Quy mô xả nước thải vượt quá 5 m3/ngày đêm đồng thời không xả nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, không có thoả thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó;
+ Trong nước thải có chứa hoá chất độc hại, chất phóng xạ;
– Cơ sở nuôi trồng thuỷ sản:
Quy mô xả nước thải vượt quá 10.000 m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng thuỷ sản không phải trên biển, sông, suối, hồ chứa.
– Theo khoản 5 điều 3 thông tư 27/2014/TT-BTNMT quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép tài nguyên nước:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải với quy mô dưới 5 m3/ngày đêm nhưng phải có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:
- Dệt nhuộm; may mặc có công đoạn nhuộm, in hoa; giặt là có công đoạn giặt tẩy;
- Luyện kim, tái chế kim loại, mạ kim loại; sản xuất linh kiện điện tử;
- Xử lý, tái chế chất thải công nghiệp; thuộc da, tái chế da;
- Chế biến khoáng sản có sử dụng hoá chất; lọc hoá dầu, chế biến sản phẩm dầu mỏ;
- Sản xuất giấy và bột giấy; nhựa, cao su, chất tẩy rửa, phụ gia, phân bón, hoá chất, dược phẩm, đông dược, hoá mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật; pin, ắc quy; mây tre đan, chế biến gỗ có ngâm tẩm hoá chất; chế biến tinh bột sắn, bột ngọt
- Khám chữa bệnh có phát sinh nước thải y tế
- Thực hiện thí nghiệm có sử dụng hoá chất, chất phóng xạ
6. Thời hạn của giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
Thời hạn của giấy phép không quá 10 năm được xem xét và gia hạn thêm không quá 5 năm. Tại thời điểm xin gia hạn, giấy phép xả thải cũ còn hiệu lực không ít hơn 3 tháng.
7. các đối tượng cần lập lại hồ sơ xả nước thải.
Nếu có sự thay đổi trong các trường hợp sau thì chủ giấy phép phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép mới. (Theo khoản 3, khoản 4 điều 23 Nghị định 201/2013/NĐ-CP):
– Tên chủ giấy phép;
– Nguồn nước tiếp nhận nước thải;
– Lượng nước xả vượt quá 25% quy định trong giấy phép đã được cấp;
– Thông số, nồng độ các chất ô nhiễm quy định trong giấy phép xả nước thải.
8. Báo cáo xả thải
Theo nghị định 201/2013/NĐ-CP và thông tư 27/2014/tt-BTNMT. Định kỳ hằng năm, các doanh nghiệp phải lập báo cáo xả thải và gửi về cơ quan quản lý theo quy định trong giấy phép xả thải mà doanh nghiệp đã xin cấp.
9. Quy trình xin cấp giấy phép và các hồ sơ cần thiết
Trên đây là những thông cơ bản về giấy phép xả thải cho doanh nghiệp. Trong quá trình lập hồ sơ có vướng mắc vui lòng liên hệ tới công ty Chúng tôi. Chúng tôi sẽ giải đáp và tư vấn miễn phí.
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG LÂM VIÊN
Hotline: 0932.114.583 – 091.123.65.45
Email: moitruonglamvien@gmail.com
Địa chỉ: 490/12/4 Hà Huy Giáp, phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP. HCM.