Hotline tư vấn

0932 114 583

Hotline Kỹ thuật

0911 236 545

Công ty TNHH CÔNG NGHỆ và MÔI TRƯỜNG LÂM VIÊN chuyên tư vấn về môi trường chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng 24/7. Hãy gọi ngay cho chúng tôi  0911 236 545 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí!

 

Hiện nay, ngành luyện kim ở Việt Nam, đặc biệt là sản xuất nhôm, thép mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu của thị trường trong nước. Việc đầu tư theo hướng hiện đại hóa các nhà máy, cơ sở sản xuất nhôm, thép được khuyến khích nhằm đáp ứng nhu cầu về vật liệu kim loại ngày càng tăng của thị trường.

Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, các dự án về xây dựng xây dựng cơ sở sản xuất nhôm, thép định hình cần tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).

  1. Đối tượng:

Đối với cơ sở sản xuất nhôm, thép định hình có công suất từ 2.000 tấn sản phẩm/năm trở lên phải tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo quy định tại phụ lục II nghị định 18/2015/NĐ-CP).

  1. Hồ sơ cần thiết:

– Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tư.
– Thỏa thuận địa điểm xây dựng .
– Báo cáo đầu tư/ Giải trình kinh tế kỹ thuật/ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất.
– Sơ đồ vị trí dự án
– Bản vẽ Mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải của dự án
– Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường (nếu có)

  1. Quy trình thực hiện:

– Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn
– Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT – XH
– Thu mẫu nước, mẫu không khí, mẫu đất tại khu vực dự án và phân tích tại phòng thí nghiệm.
– Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án.
– Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án.
– Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh.
– Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án.
– Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án.
– Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường.
– Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
– Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án.
– Xây dựng chương trình giám sát môi trường.
– Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo.

  1. Căn cứ pháp lý:

– Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH11 ngày 23/06/2014.
– Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (Điều 12 – 19).
– Thông tư số 27/2011/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của nghị định số 27/2015/NĐ-CP (Điều 6 – 31).

  1. Cơ quan tiếp nhận, thẩm định:

Tùy theo quy mô và vị trí dự án, cơ quan tiếp nhận, thẩm định là một trong các cơ quan sau:
– Ban quản lý Khu công nghiệp
– Sở Tài nguyên và Môi trường
– Ban quản lý Khu kinh tế.
– Bộ Tài nguyên và Môi trường
– Các bộ khác.

 

 

Để được tư vấn miễn phí liên hệ ngay: 

Công ty TNHH CÔNG NGHỆ và MÔI TRƯỜNG LÂM VIÊN

HOTLINE: 0932.114.583

Địa chỉ: 490/12/4 Đường Hà Huy Giáp, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: moitruonglamvien@gmail.com

Website:  moitruonglamvien.com

 

 

Các bài viết khác

Email