Đánh giá tác động môi trường là gì?
- Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là gì?
- Vì sao phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường?
- Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường?
- Mức xử phạt vi phạm.
- Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Nộp báo cáo đánh giá tác động môi trường ở đâu?
- Thời gian giải quyết báo cáo.
- Căn cứ pháp lý.
- Hồ sơ cần chuẩn bị khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
1. Đánh giá tác động Môi trường (ĐTM) là gì?
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là việc phân tích, đánh giá, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường. Để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai thực hiện dự án đó. Từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường. Môi trường Lâm Viên. 0932 114 583
2. Vì sao phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường?
Những lợi ích của việc đánh giá tác động môi trường:
- Là công cụ cho việc xem xét các vấn đề môi trường ngang bằng với các yếu tố về kinh tế, xã hội. Nhằm mục đích xây dựng, thiết kế dự án phù hợp, đảm bảo sự phát triển bền vững.
- Là căn cứ để lựa chọn phương án đầu tư đạt hiệu quả kinh tế và khả thi nhất.
- Chủ động phòng tránh, giảm thiểu tối đa các tác động xấu của dự án đến môi trường.
- Là cơ sở để cơ quan chức năng ra quyết định có phê duyệt dự án hay không? Để hợp thức hoá quá trình hoạt động kinh doanh của danh nghiệp. Gắn liền phát triển kinh tế – xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường.
- Tránh được những xung đột với cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện dự án.
3. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Áp dụng với tất cả các đối tượng có hoạt động kinh doanh, sản xuất, quy mô dự án được quy định tại phụ lục II mục I, nghị định số 40/2019/NĐ-CP.
Các đối tượng cần phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường:
- Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định ĐTM.
- Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt.
- Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt.
- Theo đề nghị của chủ dự án.
4. Mức xử phạt vi phạm
- Phạt tiền từ 150.000.000 đến 200.000.000 đồng nếu không lập ĐTM (Đối với đối tượng thuộc trường hợp phải lập ĐTM trình UBND cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ phê duyệt).
- Phạt tiền từ 200.000.000 đến 250.000.000 đồng nếu không lập ĐTM (Đối với đối tượng thuộc trường hợp phải lập ĐTM trình BTNMT phê duyệt).
5. Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Các bước lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho quý doanh nghiệp tham khảo như sau:
6. Nộp báo cáo đánh giá tác động môi trường ở đâu?
Thẩm quyền thẩm định ĐTM quy định tại khoản 3 điều 14 NĐ 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 điều 1 NĐ 40/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:
- a) BTNMT: Đối với các dự án quy định tại Phụ lục III Mục I, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh.
- b) Bộ, cơ quan ngang: Đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: Đối với các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh và các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Đối với các dự án đầu tư trên địa bàn không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
7. Thời gian giải quyết báo cáo
- Đối với ĐTM thuộc BTNMT thẩm định: Thời hạn tối đa là 45 ngày (Đối với những dự án phức tạp: Thời hạn tối đa là 60 ngày).
- Đối với ĐTM không thuộc BTNMT thẩm định: Thời hạn tối đa là 30 ngày (Đối với những dự án phức tạp: Thời hạn tối đa là 45 ngày).
- Thời hạn phê duyệt ĐTM tối đa là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
8. Căn cứ pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường 55/2014/QH11
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết, báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
9. Hồ sơ cần chuẩn bị khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Bản sao các văn bản pháp lý liên quan đến dự án.
- Các phiếu kết quả phân tích môi trường nền đã thực hiện.
- Bản sao các văn bản liên quan đến tham vấn cộng đồng.
- Sơ đồ bản vẽ mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, thoát nước thải, vị trí giám sát môi trường.
- Thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công các công trình xử lý chất thải (nếu có).
- Báo cáo đầu tư/giải trình kinh tế kỹ thuật/báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
- Một văn bản đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM quy định theo mẫu 05 phụ lục VI, NĐ 40/2019/NĐ-CP.
- Bảy bản sao báo cáo ĐTM từ dự án theo hình thức trang bìa, cấu trúc, nội dung… theo mẫu 04 phụ lục VI, NĐ 40/2019/NĐ-CP.
Trên đây là quy trình và những thông tin cần biết khi lập báo cáo ĐTM.
Trong quá trình thực hiện hồ sơ nếu quý doanh nghiệp còn có vấn đề thắc mắc. Hãy liên hệ với chúng tôi – Môi trường Lâm Viên. 0932 114 583 Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giải đáp tận tình những băn khoăn, thắc mắc và hỗ trợ quý doanh nghiệp trong việc hoàn thiện thủ tục và hồ sơ.