Hotline tư vấn

0932 114 583

Hotline Kỹ thuật

0911 236 545

Đề án bảo vệ môi trường chi tiết là một loại thủ tục pháp lý mà những doanh nghiệp phải làm theo quy định của pháp luật. Việc lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết là để theo dõi diễn biến của môi trường xung quanh khu vực dự án.

Công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,… của bạn đang cần lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết theo quy định và pháp luật của Nhà nước? Nhưng bạn vẫn chưa biết phải bắt đầu từ đâu, như thế nào và cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì, thủ tục ra sao cũng như mức chi phí bao nhiêu? Bạn cần mẫu đề án bảo vệ môi trường chi tiết mới nhất năm 2016?

Để giải quyết mọi thắc mắc liên quan đến việc lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết cho bạn, Công ty TNHH CN  và MT Lâm Viên với kinh nghiệm lâu năm trong việc tư vấn và hướng dẫn cụ thể quy cách lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết qua bài viết dưới đây.

Đề án bảo vệ môi trường chi tiết là gì?

Đề án bảo vệ môi trường chi tiết trước tiên là hồ sơ báo cáo thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh có quy mô nhằm đánh giá tác động môi trường của các doanh nghiệp, công ty,… đã đi vào hoạt động hoặc thi công xây dựng nhưng chưa được phê duyệt báo cáo.

Tóm lại, đây là báo cáo về những tác động của doanh nghiệp sản xuất trong quá trình hoạt động đối với môi trường như: tác động đến môi trường không khí, tiếng ồn, môi trường nước, môi trường đất.

Và để khắc phục hậu quả khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động nhưng chưa có đủ hồ sơ môi trường theo quy định thì cơ quan, đơn vị của bạn cần phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

Những đối tượng nào cần phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết?

Đề án bảo vệ môi trường chi tiết có vai trò rất quan trọng trong quá trình bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp, bắt buộc phải lập ra để vừa đảm bảo lợi ích cho chính doanh nghiệp của mình, vừa đảm bảo thực hiện đúng pháp luật. Cụ thể các đối tượng cần lập đề án như sau:

  • Các dự án sản xuất, kinh doanh có quy mô đã được quy định trong nghị định 18/2015/NĐ-CP và luật bảo vệ môi trường 2014.
  • Công trình, dự án đã hoạt động hoặc đã thi công xây dựng.
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã dần đi vào hoạt động trước ngày 01/4/2015 có các quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM được quy định trong Khoản 1, Điều 12, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP. Nhưng nó không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/NĐ-CP ra ngày 28/05/2015.

Cơ quan nào có chức năng thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết?

Theo điều 6 chương II, lập, thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của thông tư 26/2015/TT-BTNMT thì cơ quan có chức năng thẩm định, phê duyệt được quy định như sau:

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết được quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, ngoại trừ các đơn vị thuộc bí mật an ninh và quốc phòng.
  • Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định, phê duyệt các đề án chi tiết của cơ sở, tổ chức khác thuộc bí mật an ninh, quốc phòng và những cơ sở thuộc quyền phê duyệt của mình, trừ các trường hợp quy định tại các Khoản 1 Điều này.
  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở thuộc quyền phê duyệt của mình, trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 trong Điều này.
  • Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở trên địa bàn của mình, ngoại trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều này.

Có bao nhiêu loại hồ sơ, giấy tờ cần thiết để lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết?

Với đề án bảo vệ môi trường chi tiết, thường có 2 loại hồ sơ là: Đề án bảo vệ môi trường chi tiết cấp Bộ và Đề án bảo vệ môi trường chi tiết cấp Sở.

Các giấy tờ cần có như:

  • Giấy phép đầu tư.
  • Giấy phép kinh doanh.
  • Sơ đồ vị trí dự án.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Hợp đồng thuê đất.
  • Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường (nếu có).
  • Các hồ sơ môi trường hiện có: Sổ chủ nguồn đăng ký chất thải nguy hiểm, hợp đồng thu gom chất thải nguy hại.
  • 01 văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
  • 01 đĩa CD ghi nội dung của đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
  • 07 bản đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT- Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Quy trình để lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết như thế nào?

Để lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết đúng chuẩn, hiệu quả, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Khảo sát, thu thập số liệu hiện trạng hoạt động và hiện trạng môi trường xung quanh của công ty.
  • Bước 2: Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội liên quan đến hoạt động của công ty.
  • Bước 3: Xác định các nguồn gây ô nhiễm như: nước thải, khí thải xung quanh, khí thải tại nguồn, chất thải rắn, tiếng ồn và các vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
  • Bước 4: Lấy mẫu nước thải, mẫu không khí tại nguồn thải và khí xung quanh khuôn viên dự án, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm.
  • Bước 5: Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
  • Bước 6: Đề ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại.
  • Bước 7: Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
  • Bước 8: Xây dựng chương trình thường xuyên kiểm tra và giám sát môi trường.
  • Bước 9: Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
  • Bước 10: Thành lập đoàn kiểm tra thực tế về việc bảo vệ môi trường tại công ty.
  • Bước 11: Thẩm định và Quyết định phê duyệt.

Chú ý: Doanh nghiệp sau khi hoàn thành đề án bảo vệ môi trường chi tiết thì không phải lập báo cáo hoàn thành ĐTM mà phải lập báo cáo hoàn thành đề án bảo vệ môi trường.

 

Trên đây là những chia sẻ và hướng dẫn cụ thể về cách lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết từ Công ty TNHH CN và MT Lâm Viên. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều kiến thức và kinh nghiệm hữu ích về vấn đề này.

Các bài viết khác

Email