Hotline tư vấn

0932 114 583

Hotline Kỹ thuật

0911 236 545

Giấy phép xả thải vào nguồn nước là một trong những thủ tục giấy phép đóng vai trò đặc biệt quan trọng và không thể thiếu của mọi cơ sở, công ty, doanh nghiệp,… trong quá trình hoạt động sản xuất cũng như hoạt động kinh doanh.

Giấy phép xả thải được xem là hình thức chuyển giao việc xử lý từ chủ nguồn thải đến nơi nhận xử lý, giúp cho các doanh nghiệp không có điều kiện trực tiếp xử lý chất thải.

Tuy nhiên đa số các đơn vị doanh nghiệp vẫn chưa biết cách cũng như thắc mắc, lúng túng trong việc lập hồ sơ xin giấy phép xả thải vào nguồn nước. Nắm bắt được tình hình đó, Công ty TNHH MTV Môi trường Lâm Viên – công ty chuyên tư vấn về các vấn đề liên quan đến môi trường sẽ tư vấn và hướng dẫn bạn cách lập hồ sơ xin giấy phép xả thải vào nguồn nước đúng chuẩn và theo quy định Nhà nước nhất.

Mời quý doanh nghiệp cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn trình tự xin giấy phép xả thải.

Giấy phép xả thải là gì?

Nhằm đề xuất các giải pháp thích hợp về công nghệ, quản lý để đảm bảo nước thải trước khi xả thải phải đảm bảo Quy chuẩn Việt Nam (tùy theo nguồn nước tiếp nhận) thì các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp,… phải thực hiện quá trình lập báo cáo phân tích, đánh giá, ảnh hưởng của xả nước thải đến môi trường nước tiếp nhận để trình lên Cơ quan chức năng theo đúng luật định. Quá trình đó được gọi là xin cấp giấy phép xả thải.

Với mục đích giúp các cơ sở xả thải hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải đạt Quy chuẩn Việt Nam. Từ đó, giảm sức ép đối với sức chứa môi trường của các nguồn nước tiếp nhận, các doanh nghiệp phải tiến hành xin giấy phép xả thải vào nguồn nước.

Giấy phép xả thải sẽ cung cấp cho các cơ quan chức năng biết nguồn xả thải, chất lượng nước xả thải và nguồn tiếp nhận. Sau đó, họ sẽ dựa vào giấy phép xả thải để kiểm tra, đối chiếu và dễ kiểm soát lưu lượng chất thải xả ra môi trường hơn. Mặt khác, báo cáo xả thải giúp cơ quan quản lý chất lượng nước thải đầu ra của các cơ sở, nhà máy, xí nghiệp,… hiệu quả hơn. Đồng thời bảo vệ được môi trường tại nơi có nguồn nước tiếp nhận.

Những đối tượng nào cần phải xin giấy phép xả thải vào nguồn nước?

Tất cả các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đang có cơ sở, nhà máy,… đang hoạt động xả thải với lưu lượng 10 m3/ngày đêm đều bắt buộc lập báo cáo xả thải vào nguồn nước và xin cấp giấy phép xả thải. Và tùy theo quy mô, lưu lượng xả nước thải từ nhà máy, xí nghiệp,… vào nguồn nước mà cấp phê duyệt báo cáo xả thải khác nhau.

• Đối với những cơ sở xả chất thải vào nguồn nước đạt lưu lượng 5.000m3/ngày đêm trở lên thì Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt cấp giấy phép xả thải.
• Đối với những cơ sở xả chất thải vào nguồn nước với lưu lượng nhỏ hơn 5.000m3/ngày đêm thì Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương phê duyệt cấp giấy phép xả thải.
Ghi chú: Thời hạn của giấy phép xả thải không quá 10 năm được xem xét và gia hạn thêm không quá 5 năm. Ngay tại thời điểm xin gia hạn giấy phép xả thải cũ vẫn còn hiệu lực không ít hơn 3 tháng.

Các loại giấy tờ cần chuẩn bị khi xin giấy phép xả thải gồm có gì?

• Đơn đề nghị cấp giấy phép.
• Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước nhận xả thải theo quy định của Nhà nước tại thời điểm bạn xin cấp phép.
• Quy định vùng bảo hộ vệ sinh do cơ quan chức năng quy định tại nơi dự kiến xả thải.
• Bộ hồ sơ xin giấy phép xả thải vào nguồn nước cùng với quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa có kiến trúc, cơ sở xử lý nước thải. Bạn áp dụng mẫu số 02/XNT của Thông tư 02/2005/TT-BTNMT.
• Nếu không có, bạn có thể sử dụng Báo cáo hiện trạng xả nước thải cùng kết quả phân tích các nhân tố nước thải, giấy xác nhận đã nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (bản photo công chứng) trong trường hợp đang xả thải và có cơ sở hạ tầng xử lý nước thải.
• Bản đồ vị trí khu vực xin giấy phép xả thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000 theo hệ tọa độ Việt Nam (2000).
• Báo cáo đánh giá về các tác động, ảnh hưởng đến môi trường đã được cơ quan chức trách phê duyệt hay giấy tờ đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
• Giấy chứng nhận bản sao có công chứng, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai ở công trình xả nước thải.
• Phải có văn bản thỏa thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân thực hiện xin cấp phép xả nước thải với tổ chức, cá nhân đang nắm quyền sử dụng đất được Ủy ban nhân dân xã, phường nơi đặt công trình xác nhận đối với trường hợp đất tại nơi đặt công trình xả thải không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép.
• Phải chuẩn bị 4 bộ hồ sơ xin giấy phép xả thải vào nguồn nước.

Quy trình lập hồ sơ xin giấy phép xả thải vào nguồn nước có mấy bước?

Để tiến hành xin giấy phép xả thải vào nguồn nước nhanh chóng và hiệu quả, bạn thực hiện theo đúng 17 bước. Cụ thể là:

• Bước 1: Khảo sát, thu thập số liệu về công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, cư sở sản xuất.
• Bước 2: Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: chất thải rắn, khí thải, nước thải và tiếng ồn,… Tìm hiểu các loại chất thải khác sinh ra trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án.
• Bước 3: Đánh giá, nhận xét về mức độ tác động từ các nguồn ô nhiễm.
• Bước 4: Xác định nhu cầu sử dụng nước và xả nước.
• Bước 5: Xác định đặc trưng nguồn nước thải, hệ thống xử lý nước thải đang vận hành.
• Bước 6: Thu thập mẫu nước thải đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp, công ty,… và mang đến phòng thí nghiệm phân tích kỹ.
• Bước 7: Mô tả công trình xử lý nước thải: chế độ xả thải, phương thức xả thải, lưu lượng xả thải,…
• Bước 8: Tiếp cận, thu thập, thống kê, lấy mẫu nước thải,… các doanh nghiệp, nhà máy cùng thải ra 1 nguồn tiếp nhận trong bán kính 1 km đối với nguồn xả thải.
• Bước 9: Nêu đặc trưng nguồn tiếp nhận nước thải như sông, kênh, suối, rạch,… tiếp nhận nước thải với chế độ thủy văn.
• Bước 10: Nhận xét và đánh giá về hoạt động liên quan đến nguồn tiếp nhận về cả tự nhiên lẫn kinh tế xã hội.
• Bước 11: Lấy mẫu nước tại các con kênh, con rạch dẫn nước thải (nguồn tiếp nhận trực tiếp) tại các vị trí khác nhau và phân tích tại phòng thí nghiệm.
• Bước 12: Lấy mẫu nước tại sông tiếp nhận thải cuối cùng tại các vị trí khác nhau và theo chế độ thủy văn của dòng nước, sau đó mang đi phân tích.
• Bước 13: Đánh giá chất lượng, khả năng tiếp nhận của nguồn tiếp nhận nước thải.
• Bước 14: Đánh giá tác động việc xả thải của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vào nguồn nước.
• Bước 15: Tạo bản đồ vị trí xả nước thải vào nguồn nước nhận với tỷ lệ 1/10.000.
• Bước 16: Tạo lập các sơ đồ khảo sát, lấy mẫu phân tích.
• Bước 17: Sau đó, lập hội đồng thẩm định kiêm phê duyệt hồ sơ xả thải cho cá nhân, đơn vị xin cấp giấy phép xả thải.

lap-ho-so-xin-phep-xa-thai-1

Nếu bạn có nhu cầu và muốn nhận tư vấn cũng như hỗ trợ về vấn đề xin giấy phép xả thải vào nguồn nước hoặc cần giúp đỡ về các thủ tục pháp lý, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ nhanh chóng, trực tiếp với Công ty TNHH MTV Môi trường Lâm Viên để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan.

Các bài viết khác

Email