CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG LÂM VIÊN là một trong những công ty dẫn đầu về tư vấn môi trường, xử lý nước thải và lập dự án cho tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và cá tỉnh thành trên cả nước. Chuyên thực hiện các dịch vụ làm giấy phép môi trường như Báo cáo ĐTM, báo cáo hoàn thành, kế hoạch bảo vệ môi trường,… Đặc biệt mới đây nhất là Giấy phép môi trường, đăng ký môi trường, báo cáo công tác bảo vệ môi trường vừa được ban hành.
Giấy phép môi trường là gì?
Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Đối tượng nào phải có giấy phép môi trường?
Các đối tượng sau đây phải có giấy phép môi trường:
– Đối tượng 1: Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
Các đối tượng trên mà thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
– Đối tượng 2: Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng 1.
Thời hạn của giấy phép môi trường là bao lâu?
Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định tại khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
– 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;
– 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;
– 10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020;
– Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở).
Các bước tiến hành thực hiện xin giấy phép môi trường tại Bình Dương
- Bước 1:
Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì các cơ quan có thẩm quyền quy định như sau:
Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: cấp giấy phép môi trường đối với đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng không thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép môi trường đối với những đối tượng không thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Bước 2:
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở.
- Bước 3: Nhận kết quả.